Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh (SN 1984, trú tại chung cư 390 Bồ Đề, quận Long Biên) – Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân do có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 8 khách hàng với số tiền 338 tỷ đồng.
Khi vụ việc xảy ra, không ít người bày tỏ lo lắng và đặt ra câu hỏi, quyền lợi của người gửi tiền vào MSB được đảm bảo ra sao sau vụ việc này.?
Quy trình này gồm những loại công việc cụ thể nào, nhóm cán bộ ngân hàng thực hiện các thủ tục đã đầy đủ hay chưa nhưng quan trọng nhất là có phổ biến quy trình này đến cho khách hàng hay không.
“Theo tôi, các ngân hàng đều có chính sách cho khách hàng VIP để hỗ trợ tốt nhất cho nhóm khách hàng đặc biệt này nhằm giữ chân họ trong quan hệ với ngân hàng. Như vậy, cần phải xác định các khách hàng này đã nhận được thông tin để thực hiện giao dịch với đầy đủ các thao tác dù đó là giao dịch của khách hàng VIP. Chỉ khi xác định được chính xác vấn đề này thì mới có thể xác định lỗi do ai” – luật sư Công nói.
Nếu khách hàng buộc phải thực hiện các quy trình trong hoạt động gửi tiền mà không làm đủ hoặc giản tiện để tạo cơ hội cho nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền, thì theo luật sư Công, phần lỗi này khách hàng phải chịu một phần dù lỗi chính là nhân viên ngân hàng, tức đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt, bị hại là khách hàng, nhân viên ngân hàng phải chịu trách nhiệm trả lại cho khách hàng.
Trường hợp khách hàng đã thực hiện đầy đủ thủ tục theo thông tin mà khách hàng nhận thức, đúng quy trình của ngân hàng thì lúc này tiền đã được ngân hàng quản lý, đồng nghĩa khi mất số tiền này là từ hành vi tham ô và ngân hàng phải có trách nhiệm trả lại khoản tiền này cho khách hàng.
Ngoài ra, theo luật sư Công, với nguyên tắc chịu trách nhiệm của tổ chức khi nhân viên thực hiện hành vi sai phạm theo Bộ luật dân sự hiện hành thì sai phạm mà nhân viên gây ra thì tổ chức đó phải chịu trách nhiệm, cũng có thể được áp dụng vào trường hợp này. Bởi giao dịch ngân hàng- khách hàng là loại giao dịch đặc biệt, chỉ có một tổ chức duy nhất là ngân hàng mới được thực hiện giao dịch nhận tiền gửi rồi trả lãi định kỳ với quy định chặt chẽ về thủ tục lẫn sự bảo hiểm tiền gửi cũng như quy định pháp luật khác về trách nhiệm.
“Doanh nghiệp ngoài ngân hàng vẫn có thể nhận tiền của cá nhân, tổ chức rồi cũng trả lãi định kỳ nhưng đó không phải là tiền gửi mà là tiền cho vay hoặc tiền góp vốn, hợp tác. Nếu xác định là tiền gửi thì chỉ có 1 tổ chức tín dụng duy nhất là ngân hàng mới có thẩm quyền đó” – luật sư Công nói.
Như vậy, ngân hàng có các quy định chung của nhà nước ấn định được nhận tiền gửi và trả lãi định kỳ với hạn mức trần luật định mà không được vượt trần, còn doanh nghiệp thì không có bất cứ hạn mức trần nào. Vì vậy, quy định của pháp luật cũng rất chặt chẽ dành cho ngân hàng khi nhận tiền gửi. Song song đó, quy trình nhận tiền gửi được luật hóa theo Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện đúng. Mọi hoạt động trái với quy trình công bố là không đảm bảo và phải chịu trách nhiệm tương ứng. Trên cơ sở này, cần phải xác định trách nhiệm của MSB khi các văn bản, chứng từ đã phát hành khi nhận số tiền gửi này của khách hàng đúng theo quy định.
Cuối cùng, luật sư Công khẳng định, việc tiền bị chiếm đoạt là trách nhiệm của MSB bởi, với chừng đó giấy tờ, đủ cơ sở xác định tiền gửi của khách hàng đã được nhập vào kho ngân hàng nên đã phát sinh quyền được đảm bảo tài sản của khách hàng. Việc mất mát là trách nhiệm của ngân hàng chứ không thể đổ lỗi cho khách hàng để buộc họ phải đòi cá nhân đã chiếm đoạt là nhân viên ngân hàng.